Vào mùa hè hiện tượng mưa giông kèm theo sấm sét rất phổ biến, gây ra những thiệt hại vô cùng lớn. Sét còn thể truyền qua các vật có khả năng dẫn điện như: nước, ăng ten, thiết bị gia dụng, dây điện,... gây hư hỏng thiết bị, phá vỡ kiến trúc công trình, nặng hơn có thể ảnh hưởng tính mạng con người. Vì vậy việc lắp đặt hệ thống chống sét cho ngôi nhà là vô cùng cấp thiết.
- Một hệ thống chống sét hoàn chỉnh gồm các thiết bị như: cọc tiếp địa, dây đồng, mối nối liên kết, hộp nối đất. Các bộ phận này đều đóng vai trò quan trọng để hệ thống có thể hoạt động hiệu quả.
- Một số vị trí đặc biệt sẽ cần bổ sung thêm hoá chất giảm điện trở với tác dụng làm tăng tính dẫn điện cho đất, điều này giúp tăng khả năng tiêu tán dòng điện xuống đất cao hơn. Các loại hóa chất này có tính năng hút ẩm và tạo thành dạng keo bao quanh điện cực khi đó về mặt tiếp xúc giữa đất và điện cực lớn hơn. Tăng hiệu quả của hệ thống tiếp địa. Theo đó các bước lắp đặt hệ thống chống sét cụ thể:
Trước tiên, cần khảo sát cụ thể
- Trước tiên cần phải đặt ra câu hỏi như: Khu vực nhà ở có hay bị sét đánh không? Diện tích tổng thể cần được bảo vệ là bao nhiêu? Lắp đặt kim thu sét, đi dây, bãi tiếp địa ở đâu?…Từ đó sẽ đưa ra các phương án lắp đặt phù hợp nhất.
Đào đất đóng cọc tiếp địa
- Cần phải xác định được vị trí thi công bãi tiếp địa tránh các công trình ngầm như hệ thống ống nước, dây điện, cáp quang, các hạ tầng bên dưới lòng đất khác để tiến hành đào đất đóng cọc tiếp địa.
- Hiện nay, có 3 phương pháp thi công tiếp địa phổ biến là đào rãnh, khoan giếng và dùng máy nén cọc. Tùy vào địa hình và tính chất đất để lựa chọn phương án thích hợp.
Lắp đặt hộp kiểm tra điện trở
- Lựa chọn vị trí phù hợp để lắp đặt hộp kiểm tra điện trở sao cho không làm mất thẩm mỹ của công trình nhưng vẫn cần đảm bảo sự thuận lợi cho việc đo đạc và kiểm tra điện trở khi cần.
Kéo dây dẫn sét
- Định vị dây vào tường, có thể đi ngoài tường bằng cách luồn ống gen hoặc đi âm tường (khi công trình đang trong quá trình thi công phần thô) theo đường ống nước, hộp kỹ thuật.
Hàn hoá nhiệt kết nối dây và cọc tiếp địa
- Kết nối dây cáp thoát sét vào bãi tiếp địa bằng phương pháp hàn hóa nhiệt. Nếu không có điều kiện thì sử dụng kẹp tiếp địa chuyên dụng.
Thực hiện gia công, lắp đặt cột đỡ kim thu sét
- Để đảm bảo công trình có tuổi thọ từ vài chục năm đến trăm năm, cột đỡ kim thu sét nên được gia công bằng thép mạ kẽm hoặc inox. Sau đó cần bắt dây neo tăng đơ cho cột để gia cố thêm phần chịu lực, phòng khi có gió bão lớn.
Kết nối dây dẫn sét với kim thu sét
- Dây dẫn sẽ được luồn trong ống cách điện liên tục từ điểm tiếp xúc với kim thu sét đến bãi tiếp địa, nhằm tránh lan truyền dòng sét vào kết cấu công trình. Để đảm bảo việc dẫn sét tốt nên dùng đồng hồ thông mạch dây dẫn sét.
Quy trình vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống chống sét
- Quy trình bảo trì: Kiểm tra hệ thống chống sét theo lịch định kỳ 1 năm/lần hoặc vào đầu mùa mưa.
- Đối với những điểm nối kim thu sét với dây thoát sét cần được vệ sinh sạch sẽ và bôi mỡ định kỳ để tránh hoen gỉ. Trường hợp các điểm nối đã quá cũ thì nên thay mới để đảm bảo an toàn, bởi chỉ cần một điểm nối bị hư hỏng thì sẽ khiến cả hệ thống chống sét bị ảnh hưởng.
- Việc kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các thiết bị sau khi lắp đặt hệ thống chống sét cần được thực hiện thường xuyên, ít nhất mỗi năm 1 lần vào trước mùa giông sét.
----------------------
Quý khách cần tư vấn, tham khảo các mẫu Camera mới nhất, các thiết bị PCCC, bộ đàm, hệ thống chống sét,… xin vui lòng liên hệ :
Hotline/Zalo: 0948.857.444 (Dung) http://zaloapp.com/qr/p/1howkxgd4a0p6
Địa chỉ: https://goo.gl/maps/65TKZRdYGSvMxdxw6
- 16b Trần Phú, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
* Website các sản phẩm PCCC: http://pccclamdong.vn/
* Website các sản phẩm Camera: https://cameraquoctung.com/index.html